Trong 4 giác quan của con nguời, bao gồm khả năng thấy, nghe, ngửi, và chạm, khuớu giác là giác quan ít đuợc để ý đến nhất. So với việc mặc đẹp mắt, ăn ngon và thỏa thích niềm vui cầm ,chạm, nắm của đôi bàn tay con nguời, thì việc cảm nhận mùi huơng có đôi phần lép vế hơn.
Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta ít nhận ra, mùi huơng chính là ký ức sống động và thật nhất, ảnh huởng mạnh mẽ đến tâm trí hơn cả âm thanh hay màu sắc. Đôi khi, chỉ một làn huơng bất chợt lứot qua, những dây thần kinh rung động sẽ giúp trí óc ta vuơn xa vào miền nhớ, lục lọc và khơi gợi tòan bộ những mảnh âm thanh, màu sắc và cả những xuyến xao của khỏanh khắc gắn với mùi huơng ấy…tất cả như mới ngày hôm qua.
Vậy do đâu, ý thức về mùi huơng và khả năng “ngửi” của con nguời lại trở nên kém hơn những khả năng còn lại?
Từ khởi nguyên, khi con nguời mới hình thành, tổ tiên chúng ta vẫn tồn tại bằng săn bắn và hái luợm. Họ đi bằng bốn chân, sử dụng mũi kề sát đất để tìm thức ăn và nhận ra đồng lọai. Thật không khó để xác nhận một kẻ khác bầy đàn thông qua mùi của chúng…mùi của thức ăn chúng nhai, quần áo mặc trên nguời…đều mang dấu ấn của vùng đất khác. Giai đọan đó, con ngừoi sống trần trụi với thiên nhiên và cảm đuợc từng nốt rung của mùi huơng, dẫu là vạn dặm. Trong tác phẩm “In search of perfume lost”, Paolo Rovesti viết về tộc nguời Orissa tại Ấn Độ, mà theo ông là “những nguời sống hòan tòan trần trụi trên núi cao. Họ chưa có bất kỳ tiếp xúc nào với văn minh con nguời và đang sống như thời đồ đá”
Trích đọan:
“Chúng tôi vẫn còn cách rất xa đỉnh cao nguyên của họ và cách họ cả một khu rừng rậm rạp. Họ ngửi thấy chúng tôi đang đến, họ ngửi thấy mùi của chúng tôi. Lúc đó chúng tôi vẫn đang ở trong khu rừng cách họ cả trăm dặm. Hơn nữa, gần đó có một thác nuớc lớn khiến chuyện họ có thể ngửi thấy chúng tôi là duờng như không thể.”
Việc nhận ra khả năng khuớu giác của những nguời nguyên thủy sắc bén và nhạy cảm như chính khả năng của nhiều lòai động vật chưa bao giờ hết làm chúng ta kinh ngạc. Khi con nguời phát triển, đi bằng hai chân, cùng lúc cũng mất dần đi sự mật thiết với mùi huơng và với khả năng về khứớu giác. Tầm nhìn của lòai nguời mở rộng và trở thành giác quan vuợt trội. Từ đó, qua thời gian, khứớu giác của chúng ta dần mất đi độ sắc sảo của nó. Một ví dụ đơn giản, đến nay, đa phần mọi nguời đều có khả năng phân biệt hình dáng màu sắc của một đóa hồng bắp cải (cabbage rose) và hoa hồng tea rose, rằng tea rose tinh tế mảnh mai…còn cánh hồng bắp cải thì to và dày lớp. Nhưng có mấy ai phân biệt đuợc mùi huơng đậm huơng trà của tea rose và mùi cay nhẹ, ngọt và nồng hơn của hoa hồng bắp cải? Như cách nói của Classen “Chúng ta biết đuợc mùi huơng của hoa hồng khi có bông hoa ở đó, nhưng khi chỉ có mùi huơng của hoa hồng, phần lớn mọi nguời đều không thể nhận ra”
Sự nhạy cảm của khứơu giác nằm giữa sự phức tạp của thị giác và vị giác. Theo tự nhiên, mùi huơng khuếch tán lan tỏa vào không khí, nhanh đến mức khó định danh rõ tên mùi huơng, đều mang ý nghĩa chỉ định sự tồn tại của một vật chất nào đó. Không phải ngẫu nhiên mùi huơng đuợc xem là “kết tinh của tinh thần”. Nó là một tia sáng vuơn cao giữa thế giới vật chất và thế giới siêu hình. Chính điều đó cho mùi huơng một vai trò quyền lực độc nhất đối với tâm lý con nguời. Và mùi huơng vẫn ảnh huởng tiên quyết nhưng thầm lặng đến trạng thái cảm xúc của ta, trong mọi chiều kích của ký ức.
Rei Nguyen
Sai Gon, 4/8/2017